Skip to Content
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN









Visitor Tracking Visitor Tracking

User Online: 1159
Access in week: 4833
Access in month: 4833
Access in year: 881047
Total visited: 1968973

VĂN HÓA XÃ HỘI VĂN HÓA XÃ HỘI

BÀI GIỚI THIỆU VỀ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (PAR INDEX)
Publish date 05/08/2024 | 07:30  | Lượt xem: 59

Nhằm cung cấp những thông tin cụ thể để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân biết và qua đó tích cực chung tay cùng các cấp chính quyền thực hiện quyết liệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, UBND xã Dục Tú xin giới thiệu các nội dung chủ yếu của chỉ số cải cách hành chính (PAR index) như sau:

Trong những năm gần đây, để đánh giá, so sánh các địa phương với nhau về năng lực cạnh tranh mức độ hấp dẫn trong thu hút đầu tư, trong lĩnh vực cải cách hành chính hay về hiệu quả quản trị công của các địa phương. Có nhiều chỉ số được xây dựng và công bố hàng năm để trên cơ sở đó, các địa phương có cơ sở "nhìn lại" quá trình lãnh đạo, điều hành trong năm và có giải pháp thu hút đầu tư, cải thiện hình ảnh đối với người dân, doanh nghiệp hoặc nâng cao năng lực quản trị công.

Nhằm cung cấp những thông tin cụ thể để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân biết và qua đó tích cực chung tay cùng các cấp chính quyền thực hiện quyết liệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, UBND xã Dục Tú xin giới thiệu các nội dung chủ yếu của chỉ số cải cách hành chính (PAR index) như sau:

Chỉ số cải cách hành chính  (Public Administration Reform Index):

PAR Index gồm đánh giá bên trong của cơ quan (có thẩm định của Hội đồng Thẩm định Trung ương) và đánh giá bên ngoài của người dân.

Nội dung của Chỉ số được xác định trên 8 lĩnh vực, gồm:

 1. Công tác chỉ đạo điều hành CCHC;

 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL;

 3. Cải cách thủ tục hành chính;

4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;

5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC;

6. Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan HC và ĐVSN công lập;

7. Hiện đại hóa nền hành chính;

8. Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

Tổng điểm của PAR Index là 100 điểm với phương pháp đánh giá như sau: thông qua kết quả tự chấm điểm của địa phương (đánh giá bên trong) với số điểm tối đa là 62/100 điểm và kết quả điều tra xã hội học (đánh giá bên ngoài) với số điểm tối đa là 38/100 điểm.

 Chỉ số PAR Index bắt đầu được thực hiện từ năm 2012 để đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính đối với các địa phương và các bộ, ngành Trung ương.